Không còn quá xa lạ khi nhắc tới cá rô phi đơn tính đối với người dân Việt Nam. Bởi đây là loại dễ nuôi, thịt thơm ngon, được nhân giống và đưa đến Việt Nam nuôi từ rất lâu. Cũng là loài cá được nhiều hộ gia đình chọn nuôi trong mô hình Aquaponics. Bởi độ dễ dãi trong môi trường sống của chúng. Dễ cho ăn, dễ chăm, ăn tạp, nhanh lớn. Hãy cùng Rau Sạch Aqua tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, đặc tính, sinh sản và kỹ thuật chăn nuôi nhé.
1. Cá rô phi là gì
a. Nguồn gốc
Đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có nhiều chủng loại, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Cá rô phi thường sống ở môi trường nước ngọt. Đôi khi có một số loại có thể sống được ở môi trường nước lợ. Phổ biến nhất, chiếm số lượng cá thể lớn nhất vẫn là rô phi đỏ (Oreochromis sp). rô phi xanh (Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Là loài cá ăn tạp, sống được ở nhiều tầng nước, rất dễ nuôi, sinh sản. Có giá trị kinh tế và thông dụng trong bữa ăn. Rô phi được du nhập đi nhiều nơi và nhiều loài đã trở thành loài xâm lấn.
b. Cá rô phi đơn tính là gì?
Rô phi đơn tính nghe thì sẽ dễ hiểu nhầm về khả năng sinh sản của nó. Nhưng kỳ thực thì không phải vậy. Hầu hết những con cá rô phi được bán ở chợ, được nấu trong bữa cơm hằng ngày lại là cá đơn tính. Bởi hầu hết cá được nuôi trong các trang trại, ao hồ để lấy thịt đều là cá rô đực. Không có hoặc rất ít cá cái. Nguyên nhân bởi vì trong quá trình nuôi cá, người dân nhận ra cá đực nuôi nhanh lớn hơn so với cá cái. Cá cái trong thời gian sinh sản thường ấp trứng sẽ nhịn ăn. Còn cá đực sẽ dành tập trung thời gian, thức ăn để phát triển cơ thể.
2. Đặc tính cá rô phi
a. Nhận diện
Cá rô phi có thân hình màu hơi tím. Vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Con trưởng thành có thể dài tới 0,6m và nặng 4 kg. Và là loài cá dễ nuôi.
b. Thức ăn cho cá:
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Rô phi là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo và 1 phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du (ÐVPD) và 1 ít thực vật phù du (TVPD). Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và TVPD. Là loài có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh, tảo lục mà 1 số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá (hình 2). Ngoài ra chúng còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ phẩm nông nghiệp khác.
Ðặc biệt rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá … và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (18-35% Protein).
Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%), K, Na. Chỉ có một điều khác là thức ăn của chúng yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn. Ðiều này rất có ý nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá.
c. Sinh trưởng
Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh hay là nuôi ghép.
Giai đoạn cá hương, trong ao nuôi cá từ hương lên giống, cá rô phi vằn có tốc độ sinh trưởng khá nhanh từ 15- 20 gam/tháng. Từ tháng nuôi thứ 2 đến tháng nuôi thứ 6 tăng trưởng bình quân ngày có thể đạt 2,8-3,2g/con/ngày. Rô phi vằn có thể đạt trọng lượng bình quân trên 500g/con sau 5-6 tháng nuôi.
d. Sinh sản
– Thành thục sinh dục
Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng thứ 3, 4. Khi cá có trọng lượng thông thường là 100-150g/con (cá cái). Tuy vậy kích thước thành thục sinh dục của rô phi phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi. Cá nuôi trong mô hình thâm canh năng suất cao cá cái tham gia sinh sản lần đầu sinh sản khi trọng lượng đạt trên 200g. Trong khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá cái bắt đầu đẻ khi trọng lượng cơ thể mới khoảng 100g.
– Chu kỳ sinh sản
Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Orechromis đều tham gia sinh sản nhiều lần trong 1 năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp rô phi đẻ quanh năm (10 11 lứa ở các tỉnh phía nam; 5-7 lứa ở các tỉnh phía Bắc). Quan sát buồng trứng cá cho thấy: trong buồng trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng. Từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng rụng để đẻ. Vì vậy trong tự nhiên ở các ao nuôi cá chúng ta gặp rất nhiều cá con ở các cỡ khác nhau (trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính). Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ vài trăm trứng đến khoảng 2000 trứng. Chu kỳ sinh sản của cá thường kéo dài từ 3 4 tuần (tính từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo).
– Tập tính sinh sản
Ðến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của cá rô phi rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực, vây lưng và vây đuôi, khi đó ở con cái có màu hơi vàng. Ngoài ra con cái xoang miệng hơi chễ xuống (bảng 1, hình 3).
Bảng 1: Phân biệt cá đực và cá cái rô phi
– ở nhiệt độ 280C thời gian ấp khoảng 4 ngàyTrước khi đẻ cá đực đào tổ xung quang bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực nước 50 60 cm. Hố hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 40 cm, sâu 7 10 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái nhặt hết trứng vào miệng để ấp.
– ở nhiệt độ 300C thời gian ấp khoảng 2-3 ngày
– ở nhiệt độ 200C thời gian ấp khoảng 6 ngày
Cá sau khi nở lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trong miệng từ 4 – 6 ngày. Cá mẹ nhả con và vần tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1-2 ngày đầu. Cá bột khi còn nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát được vào lúc sáng sớm.
3. Vì sao cá rô phi thường được lựa chọn để nuôi trong hệ aquaponics
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên:
- Cá rô phi là loài ăn tạp (có thể ăn cả thức ăn thừa trong bữa ăn gia đình).
- Nhanh lớn
- Thịt thơm ngon
- Phù hợp với khí hậu 3 miền nước ta.
- Cá giống cũng được bán ở nhiều nơi nên dễ mua cá giống sau khi thu hoạch lứa trước
- Là loài cá dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp
=> Do vậy phù hợp với các hộ gia đình làm Aquaponics cũng như cho cả các trang trại trồng rau nuôi cá aquaponics.
4. Kỹ thuật nuôi cá rô phi trong hệ aquaponics
- Chọn mua cá giống rô phi đơn tính tại các trang trại giống gần nơi bạn sinh sống.
- Thả bọc cá giống xuống bể nước sau 20p mới mở bọc và thả từ từ để cá con không bị sốc nhiệt cũng như sốc PH.
- Nước trong bể nuôi aquaponics không cần thay sau mỗi vụ.
- Mật độ nuôi tối đa có thể đạt 50 – 100 con trên 1m3 tuy theo trọng lượng của cá. Tốt nhất nên nuôi nhiều từ đầu sau đó thu hoạch ăn dần để đảm bảo số lượng rau và cá không bị mất cân bằng.
- Cho cá ăn
Cho ăn 2 lần mỗi ngày, sáng 7 -8h, chiều 4-5h. Ngoài cho thức ăn viên như trên, có thể cho ăn thêm các loại thức ăn thừa khác như cơm nguội, trùn quế, nhộng ruồi lính đen. Nếu cho ăn thêm thì giảm lượng thức ăn viên. Lưu ý sự cân bằng hệ sinh thái của hệ aquaponics. Không cho ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm bệnh.
5. Các mon ngon từ cá rô phi.
Thịt trắng, thơm ngon dễ chế biến nên thường được làm các món ăn dân dã ngày thường trong bữa cơm gia đình. Chẳng hạn như: Cá rô phi nướng, Cá rô phi chiên giòn, Sốt cà chua, kho, nấu cháo, canh chua….