Cây ngải cứu

Cây ngải cứu

Hẳn là nhiều người đã biết đến cây ngải cứu. Nhưng không hẳn đã biết hết những tác dụng của nó nhiều tới mức nào. Sau đây Rau Sạch Aqua sẽ tóm lược ngắn gọn về loài cây này.

Cây ngải cứu là gì?

Cây ngải cứu (Rau ngải cứu) còn có tên là thuốc cứu. Là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ. Các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Là loài cây ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con. chiều cao từ 0,2 đến 1 mét.

Ngải cứu miền Nam gọi là gì? Miền Nam một số nơi còn gọi là cây ngải diệp.

Phân biệt với cây ngải cứu dại. Cây ngải cứu dại có hình thù khá giống với cây ngải cứu. Lá mặt trên có màu xanh lục còn ngải cứu có màu xanh xẫm. Mặt dưới lá ngải cứu dại không có lông trắng. Rau ngải cứu dại cũng có nhiều công dụng như ngải cứu thường nhưng khó ăn, mùi không được thơm như rau ngải cứu thường.

Video: Phân biệt cây ngải cứu thường và cây ngải cứu dại

Tác dụng của cây ngải cứu

Theo Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau rất hiệu quả. Bên cạnh đó ngải cứu chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả. Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian và trong Đông y để:

  • Cầm máu: phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thai ra huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu.
  • Giảm đau nhức. Chữa tràn dịch khớp gối.
  • Sát trùng, kháng khuẩn: ghẻ lở, trị viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun nhờ tinh dầu có tính kháng khuẩn cao.
  • Điều hòa khí huyết, đau kinh, ôn kinh, an thai.
  • Đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ.
  • Bạch đới, phong thấp, hàn thấp.
  • Lợi tiểu.

Chính vì những công dụng tuyệt với ấy. Chúng được sử dụng làm thuốc, làm món ăn, làm vật dụng như gối đệm,

Các món ngon từ rau ngải cứu

Gà hầm ngải cứu – Gà hầm ngải cứu là sự kết hợp giữa vị mềm ngọt của thịt gà và đắng nhẹ của ngải cứu giúp món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị với nhiều người. Món ăn này còn rất bổ dưỡng với cách chế biến không hề khó.

Gà hầm lá ngải cứu
Gà hầm lá ngải cứu

Trứng ngải cứu – Món ăn dân dã dễ làm mà tuổi thơ có lẽ ai cũng từng nếm mỗi lần đâu bụng, đầy hơi.

Trứng ngải cứu
Trứng ngải cứu

Tim heo hầm ngải cứu – Món ăn giúp bồi bổ cơ thể, chuyên trị mất ngủ dài ngày

Tim heo hầm ngải cứu - Món ăn giúp bồi bổ cơ thể, chuyên trị mất ngủ dài ngày
Tim heo hầm ngải cứu – Món ăn giúp bồi bổ cơ thể, chuyên trị mất ngủ dài ngày

Ngoài ra còn rât nhiều món khác như: Cá hấp ngải cứu; Lẩu gà ngải cứu; trứng vịt lộn ngải cứu; óc heo, óc bò hấp ngải cứu. Đều là những món hơn thơm ngon bổ rẻ.

Các cách sử dụng khác của cây ngải cứu

Bột ngải cứu

Bột ngải cứu là sản phẩm được làm từ thân, lá của cây ngải cứu. Sau khi rửa sạch, phơi khoảng vài 3 nắng thì đem nghiền nhỏ thành bột. Bột ngải cứu có vị đắng, tính ấm. Thuận tiện khi sử dụng. Có các tác dụng giống như cây ngải cứu:

Bột ngải cứu
Bột ngải cứu

Dầu gội ngải cứu

Hơn 90% người Việt Nam đều có vấn đề về tóc. Đa số vấn đề thường gặp phải là gàu li ti, gàu mảng rơi rụng khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy và thiếu tự tin. Da đầu kích ứng trở nặng cùng với khí hậu nóng bức, môi trường ô nhiễm khiến vi khuẩn dễ tích tụ gây nấm da đầu.

Nấm da đầu gây những cơn ngứa dai dẵng, cực kỳ khó chịu, xuất hiện các đốm đỏ rồi dần dần chuyển thành nốt viêm mũ. Tóc cũng rụng không ngừng cùng với bong tróc da đầ từng mảng trắng khiến người bệnh stress, thiếu tự tin trong cuộc sống sinh hoạt. Các sản phẩm trị nấm gàu trên thị trường thường không điều trị dứt điểm mà chỉ mang tính tạm thời, còn khiến tóc trở nên khô xơ. Dầu Gội Ngải Cứu giúp điều trị bệnh nấm da đầu triệt để mà vẫn nuôi dưỡng tóc mềm mượt.

Thảm ngải cứu; Đệm ngải cứu; Gối ngải cứu

Ruột của thảm có thành phần chính là bột ngải cứu, được làm từ cây ngải cứu phơi khô và nghiền nhỏ. Và chỉ có những lá ngải cứu tươi nhất mới được chọn để làm bột. Các khâu trong chu trình sản xuất được kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Thảm ngải cứu
Thảm, đệm, gối được làm từ bột rau cây ngải

Một số lưu ý khi ăn rau ngải cứu

Vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.

Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Cách trồng cây ngải cứu

Cây ngải cứu vốn dĩ là một loài rất dễ trồng. Ưu ẩm, nhân giống bằng nhánh, thân hoặc cây con. Thường chúng có thể tự mọc cây con và nhân giống, bò lan ra cả khu vườn. Cây ngải cứu có thể trồng bằng tất cả các phương pháp: Thổ canh, thuỷ canh, aquaponics. Nếu trồng trong hệ aquaponics thì nên trồng trên các khay trồng rau đất sét nung. Bởi chúng sẽ tự mọc cây con và bò lan ra cả chậu. Nhưng vì đây là loài dễ sống, không cần chăm bón kỹ, ít sâu bệnh nên bạn có thể trồng bằng đất để tiết kiệm chi phí.

 

 

5/5 - (2 bình chọn)