1. Mô hình aquaponics trồng rau nuôi cá tưới ngập xả cạn
Đây có thể nói là mô hình trồng rau nuôi cá phù hợp nhất với quy mô hộ gia đình. Bởi một số ưu nhược điểm mà sau đây Rau sạch Aqua sẽ phân tích. Mô hình này sử dụng giá thể đựng trong các bồn, chậu trồng rau. Nước được bơm lên từ hồ cá sau khi đi qua thùng lọc thô, thùng lọc vi sinh rồi sang khay trồng rau. Các bạn có thể không cần sử dụng 2 bộ lọc này cũng được. Bởi Giá thể trong bồn rau đã đóng vai trò này. Tuy nhiên nên sử dụng để hệ phát triển tốt hơn, ít phải vệ sinh bảo dưỡng hơn.
Ưu điểm:
- Ưu điểm nổi trội hơn hẳn của mô hình tưới ngập xả cạn này đấy là: Bạn có thể gieo hạt trực tiếp lên hệ. Không cần ươm, rồi cho vào từng rọ chứa giá thể như các mô hình khác. Do vậy rất dễ gieo trồng, bất kỳ ai cũng có thể làm.
- Có thể trồng được hầu hết các loại cây. Trừ những loại cây thân gỗ quá lớn
- Giá thể ngoài chức năng giúp cây đứng vững còn có tác dụng làm nơi trú ngụ cho vi sinh, trùn quế… Nó còn có tác dụng lọc nước rất tốt. Giúp nước được lọc sạch trước khi trở về hồ cá.
- Dâng ngập và xả cạn nên bộ rể của cây luôn được khô thoáng, hấp thu tốt Oxy. Do vậy phương pháp này có thể coi là tốt nhất cho rau trồng.
Nhược điểm:
- Chi phí mua giá thể khá cao, giá thể tốt nhất cho hệ là đất nung (Sỏi nhẹ). Hiện nay chưa có nhiều nhà sản xuất phân phối tại Việt Nam. Do vậy nếu trồng với quy thương mại lớn thì chi phí đầu tư cũng rất lớn. Rất lâu để hoàn vốn.
- Nếu thiết kế không đúng kỹ thuật, bell siphon hay U Siphon không hoạt động. Hoặc rễ cây lấn chiếm làm tắc dẫn đến thiệt hại cho hệ.
Xem thêm: Thư viện hình ảnh video về hệ trồng rau nuôi cá dâng ngập xả cạn
2. Mô hình trồng rau nuôi cá nước cạn (NFT – Nutrient Film Technique)
Đây là mô hình sử dụng các rọ chứa giá thể đặt vào ống thuỷ canh thay vì dùng các chậu, bể trồng rau. Nước được bơm từ bể cá lên thùng lọc thô (Lọc cặn). Sau đó đưa sang thùng lọc vi sinh, rồi mới chia ra các nhánh nhỏ đến các ống thuỷ canh. Và cuối cùng nước được gom lại về bồn cá. Mô hình này đòi hỏi bắt buộc phải có hệ thống lọc thô và lọc vi sinh riêng biệt.
Hình 03: Mô hình aquaponics màng dinh dưỡng NFT
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp dâng ngập xả cạn nên có thể trồng với quy mô thương mại.
- Tạo được không gian đẹp và chuyên nghiệp hơn. Cây trồng được phân bố đều theo kích cỡ của ống, và theo khoảng cách các lỗ trên ống
- Dễ dàng thiết kế cho những không gian đặc thù. Dễ dàng di chuyển vị trí các cây khi cần.
Nhược điểm:
- Dễ bị tắc nghẽn, đặc biệt dùng cho hệ thống aquaponics dễ bị tắc nghẽn hơn so với hệ thống trồng rau thuỷ canh. Do trong nước có các chất thải rắn của cá
- Hấp thụ nhiệt từ bức xạ mặt trời làm cho hệ thống dễ bị nóng gây chết rau trong mùa nắng nóng.
- Rau trồng phải gieo từng hạt vào các rọ chứa giá thể nên mất nhiều thời gian, công sức.
- Không trồng được những cây lớn. Chỉ trồng được các loại cây nhỏ ngắn ngày.
Xem thêm: Thư viện hình ảnh video về hệ trồng rau nuôi cá nước cạn (NFT)
3. Mô hình trồng rau nuôi cá nước sâu (DWC – Deep Water Culture) hay bè nổi (Raft)
Mô hình trồng rau nuôi cá này sử dụng các bể nước hoặc khay rau rộng chưa đầy nước có độ sầu từ 30cm đến 35cm. Phía trên bề mặt nước thả các bè nổi khoét lỗ để đặt các rọ chứa giá thể và rau. Đây là mô hình trồng rau nuôi cá được dùng phổ biến trong các trang trại trồng rau sạch quy mô lớn. Cũng như mô hình trồng rau aquaponics nước cạn. Mô hình này phải có hệ thống lọc xử lý cặn, chất thải rắn của cá riêng, và hệ thống phát triển vi sinh riêng biệt. Quy trình tuần hoàn nước cũng tương tự như các mô hình kia.
Hình 04: Mô hình aquaponics nước sâu DWC
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả mô hình trồng rau aquaponics. Do vậy được kết hợp với các ống thuỷ canh để dùng phổ biến trong trồng rau sạch thương mại
- Không bị tắc nghẽn như các hệ kia.
- Do không gian của bể chậu rộng rãi nên có thể trồng được cả những loại cây dây leo với bộ rễ đồ sộ
- Dễ dàng di chuyển vị trí các cây để tận dụng ánh sáng tự nhiên
Nhược điểm:
- Do nước luôn luôn ngập rể cây nên phải liên tục bơm sục khí oxy vào bể nước (tốn kém điện năng)
- Cũng không trồng được những cây thân cao lớn do cây khó đứng vững
- Tương tự như mô hình nước cạn (NFT). Khi gieo hạt phải cho hạt hoặc ươm mầm vào từng khay, rọ. -> Mất thời gian và công sức
Xem thêm: Thư viện hình ảnh video về hệ trồng rau nuôi cá nước sâu (DWC)
4. Mô hình trồng rau nuôi cá kết hợp
Đơn giản là kết hợp từ 2 hoặc cả 3 mô hình trồng rau nuôi cá ở trên. Nước từ bể cá sau khi đi qua thùng lọc thô, lọc vi sinh sẽ chia tách ra các khay rau, ống thuỷ canh, bể nước sâu. Hoặc lần lượt qua hết hệ này rồi sang hệ kia đều được miễn sao sau cùng nước được gom về bể cá. Tuỳ theo từng trường hợp, từng không gian, từng điện kiện. Chúng ta có thể thiết kế cho mô hình trồng rau nuôi cá kết hợp này.
Hình 05: Mô hình aquaponics kết hợp
Ưu nhược điểm:
Về ưu nhược điểm thì các bạn có thể dựa trên ưu nhược điểm của các hệ đã phân tích ở trên để đánh giá. Và theo như kinh nghiệm của Rau Sạch Aqua thì mô hình kết hợp này sẽ giúp hệ vi sinh hoạt động tốt nhất. Cây trồng cũng phong phú và tận dụng được không gian, ánh sáng. Nhất là với những gia đình có sân thượng nhỏ hẹp nhưng lại nhiều nắng. Chẳng hạn như sân thượng nhà bạn nhiều nắng bạn có thể vừa dùng các chậu trồng rau đất nung. Đồng thời lắp đặt thêm giàn ống thuỷ canh phía trên để tận dụng ánh sáng.
Xem thêm: Thư viện hình ảnh video về hệ trồng rau nuôi cá kết hợp
Hình 06: Mô hình aquaponics kết hợp nhiều hình thức canh tác tại một nhà dân
Video: Ưu nhược điểm của từng mô hình trồng rau nuôi cá – Aquaponics